Phân biệt sự khác nhau giữa bệnh sởi và sốt phát ban?
Đăng lúc: 19/01/2018 - 09:06Bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm ở trẻ em, nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc không đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nặng nề, đôi khi có thể dẫn đến tử vong.
Sự khác nhau giữa sốt phát ban và bệnh sởi
Ths BS Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, việc phát hiện và phân biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi sẽ giúp ích cho phụ huynh rất nhiều trong việc theo dõi và chăm sóc trẻ mắc sởi, là một trong những yếu tố tích cực giúp làm giảm đáng kể những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi, nhất là biến chứng viêm phổi nặng có thể gây tử vong nhanh chóng ở trẻ bị sởi nặng.
Về nguyên nhân gây bệnh
- Sốt phát ban hầu hết là do nhiễm virus thông thường (70% - 80%), trong đó nhóm virus đường hô hấp luôn chiếm đa số và hầu hết là những virus lành tính.
- Sởi là do virus thuộc giống morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virus cấp tính. Theo nhận định từ các chuyên gia của viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, dịch sởi lần này là chủng virus xuất hiện lần đầu ở phía Nam, được xâm nhập từ nước ngoài về và là chủng virus sởi có nhiều ở Trung Quốc, Malaysia, có độc lực và độ lây truyền như chủng cũ và xảy ra chủ yếu ở trẻ em.
Về dấu hiệu bị bệnh
Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát của sốt phát ban và bệnh sởi (trung bình khoảng 1 tuần) thường có biểu hiện khá giống nhau thể hiện qua những triệu chứng của tình trạng “nhiễm siêu vi” như bệnh nhân bị sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao 38-39 độ C), xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, trẻ than đau đầu hay nhức mỏi các cơ bắp, trẻ biếng ăn, biếng bú, một số trẻ có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy. Sự khác biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi rõ rệt nhất là vào giai đoạn toàn phát với phát ban rất đặc trưng của bệnh sởi.
- Sốt phát ban thông thường: sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, đây là hồng ban dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể của trẻ và sau khi bay thường không để lại dấu tích gì trên da trẻ.
- Phát ban do sởi với tiến trình rất đặc trưng: lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”. Đặc biệt trẻ bị nhiễm sởi thường có một trong 3 triệu chứng đặc trưng đi kèm đó là triệu chứng chảy nước mũi, ho hay dấu hiệu mắt đỏ.
Về biến chứng nguy hiểm của sốt phát ban và bệnh sởi
- Sốt phát ban do nhóm siêu vi thông thường hầu hết đều là bệnh lành tính. Trẻ bị sốt phát ban nếu được chăm sóc đúng cách, hợp lý về chế độ dinh dưỡng và cách giữ gìn vệ sinh thân thể thì bệnh sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không gây nên bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho trẻ.
- Phát ban do virus sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu trẻ bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhất là những trẻ có sức đề kháng quá kém như trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, trẻ nhũ nhi (trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi), trẻ đang sử dụng thuốc kháng viêm dạng corticosteroids (như prednisolone, dexamethasone, Medrol…) liên tục và kéo dài. Những biến chứng của sởi thường xảy ra bao gồm: viêm tai giữa cấp chiếm khoảng 10%, biến chứng viêm phổi nặng chiếm khoảng 5%, một số biến chứng nguy hiểm khác tuy ít gặp hơn như biến chứng viêm não chiếm khoảng 1‰, viêm loét giác mạc có thể gây mù lòa và suy dinh dưỡng nặng hậu nhiễm sởi cũng là những biến chứng nặng do bệnh sởi gây ra.
Dấu hiệu khi trẻ mắc sởi
Sử dụng Gel Subạc trong phương pháp điều trị bệnh sởi
Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống ngày càng cao, con người càng quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân, nhưng bệnh tật không vì thế mà giảm đi. Việc sử dụng thuốc tây quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi và gặp những tác dụng không mong muốn. Điều đó khiến nhiều người quan tâm tìm đến những dòng thảo dược từ thiên nhiên. Nhờ có nguồn gốc tự nhiên, cơ thể sống nói chung, con người nói riêng dễ dung nạp, hòa hợp và có những ưu điểm riêng. Bởi thế nên xu hướng dùng thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên để trị bệnh đang ngày một tăng bởi tính an toàn và có tác dụng bệnh ổn định lâu dài
Khi các con có dấu hiệu mắc sởi. Các bậc cha mẹ cũng nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để kết hợp trong điều trị cho trẻ. Một trong số đó có thể lựa chọn là gel Subạc, giúp tiêu diệt tất cả các loại virus gây bệnh trên da và niêm mạc miệng một cách hiệu quả, an toàn mà không gây kích ứng da. Sản phẩm rất thích hợp dùng cho trẻ em và người mắc các bệnh ngoài da do nhiễm virus như: herpes, thủy đậu, zona, tay chân miệng, sởi; bệnh viêm loét miệng hoặc bị nhiễm trùng da do vi khuẩn, các trường hợp bị bỏng nhẹ, vết côn trùng cắn, muỗi đốt…
Làm sao điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ hiệu quả hãy xem ngay vdeo dưới đây:
BS Nguyễn Hồng Hải tư vấn tư vấn cách điều trị sởi hiệu quả
Lan Anh
* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Các bài liên quan
- 7 lưu ý cần ghi nhớ khi người bệnh mắc sởi?
- Bệnh zona nguy hiểm như thế nào đối với người bệnh?
- Khi trẻ mắc bệnh sởi cần phải làm những gì?
- Dịch sởi Hà Nội bùng phát tăng nhanh, đã có 1 trẻ tử vong
- 3 thông tin nên biết khi trẻ mắc bệnh thủy đậu
- Nano bạc - bước đột phá mới trong điều trị bệnh chân tay miệng
- 5 biến chứng có thể gặp khi người bệnh mắc sởi
- Triệu chứng đặc trưng của bệnh chân tay miệng là gì?
- 5 thông tin cần thiết về bệnh zona thần kinh
- Khỏi hẳn côn trùng cắn chỉ sau vài lần sử dụng nano bạc