5 biến chứng có thể gặp khi người bệnh mắc sởi
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và dễ bùng phát thành dịch, rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhũ nhi vì sức đề kháng của trẻ còn yếu kém.
Biến chứng đường hô hấp khi mắc sởi
Viêm thanh quản: Giai đoạn đầu, virus sởi sẽ khiến các nốt ban mọc lên, gây khó thở và co thắt thanh quản ở giai đoạn sớm. Còn khi đã muộn, do bội nhiễm, làm xuất hiện sau mọc ban, nếu nặng hơn sẽ gây sốt cao, ho ông ổng, khàn tiêng, khó thở, người tím tái.
Viêm phế quản: Là do bội nhiễm mà thành, thường xuất hiện vào thời kỳ cuối khi mọc các nốt ban. Với các biểu hiện là: sốt lại, ho nhiều, nghe phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng, neutro tăng, lúc này phim X quang đã nhận được hình ảnh của viêm phế quản.
Viêm phế quản - phổi: Xuất hiện muộn sau mọc ban, với các biểu hiện như: sốt cao, khó thở, khám phổi có ran phế quản và ra nổ. Phim X quang xuất hiện các dấu hiệu nặng của bệnh. Ngoài ra, lượng bạch cầu tăng đột biến, neutro tăng… đây đều là các nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi ở trẻ nhỏ.
Viêm não - màng não - tủy cấp: Đây là biến chứng có thể gây tử vong nhiều và thường gặp ở 0,1 - 0,6% tổng số bệnh nhân sởi. Bệnh bộc phát đột ngột, sốt cao và co giật, hôn mê, liệu tứ chi, liệt dây III, VII hoặc các hội chứng nguy hiểm khác.
Viêm màng não: Có các loại như: Viêm màng não thanh dịch do viru sởi, viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm, và viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa. Biến chứng này xuất hiện sau nhiều năm, diễn biến bất thường trong một thời gian dài và các bệnh nhân nhí chết khi tăng tương lực cơ và co cứng mất não.
Biến chứng đường tiêu hóa
Viêm niêm mạc miệng: Khi bệnh sởi phát ban cùng với sự phát triển của virus, do bội nhiễm xoắn khuẩn Vincent, chúng gây loét niêm mạc miệng, lan sâu rộng vào xương hàm làm hoại tử niêm mạc, viêm xương, rụng răng, hơi thở hôi thối.
Viêm ruột: Là do bội nhiễm các loại vi khuẩn như: shigella, E. coli…
Ngoài ra còn có các biến chứng khác như: Biến chứng tai, mũi, họng, lao, bạch cầu, ho gà…
Biến chứng đường tiêu hóa khiến trẻ khó chịu
Chăm sóc và điều trị trẻ bị sởi tại nhà
Để điều trị các triệu chứng, nuôi dưỡng và chăm sóc, các mẹ cần phải hạ sốt cho trẻ bằng các phương pháp khác nhau. Đồng thời, sát trùng tai mũi họng, nhỏ mắt và nhỏ mũi cẩn thận. Khi có biến chứng cần phải đữa trẻ đến bác sĩ để được khắc phục kịp thời cá biến chứng này.
Ngoài ra, để các bệnh nhân nhí của chúng ta mau khỏe, các bậc phụ huynh cần có một số kiến thức cơ bản tùy theo triệu chứng của bệnh nhân: hồi sức hô hấp khi có suy hô hấp (thở O2, hô hấp hỗ trợ…) hồi sức tim mạch…
Một mũi tiêm có thể tránh được việc bị bệnh sởi trong một thời gian dài, với các bé từ 6 -9 tháng tuổi trở lên. Các mẹ nên đưa bé đến các phòng khám hoặc trung tâm y tế đáng tin cậy để tiêm phòng cho con.
Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên
Bệnh sởi có khả năng lây lan rất nhanh, vì thế khi trẻ có dấu hiệu mắc sởi cần đưa đi khám ngay tại cơ sở y tế để có hướng điều trị kịp thời, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Các bậc cha mẹ cũng có thể tham khảo lựa chọn cho bé những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên rất an toàn cho làn da của trẻ. Hiện nay trên thị trường có kem bôi ngoài da Gel SuBạc. Với thành phần chính là nano bạc kết hợp với chitosan và dịch chiết sầu đâu cùng với tá dược vừa đủ sẽ phát huy tác dụng chống viêm, sát khuẩn giảm ngứa và giúp bay nhanh các ban sởi đẩy nhanh quá trình hồi phục cho trẻ mà không để vết thâm trên da.
Làm sao điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ hiệu quả ở trẻ mời các bạn xem video sau đây:
BS Nguyễn Hồng Hải tư vấn về cách điều trị
Linh Chi
* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng