Đừng nhầm lẫn thuỷ đậu mọc trong miệng với bệnh tay chân miệng

Chào bác sĩ, bé nhà tôi 5 tuổi và đang có các dấu hiệu bệnh thuỷ đậu như sốt, mụn nước mọc khắp người. Tuy nhiên, hôm nay, tôi thấy nốt thuỷ đậu mọc trong miệng, loét ra khiến bé bỏ ăn, mụn nước ngứa nên cháu liên tục đòi gãi. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, triệu chứng bé nhà tôi như vậy có đúng là thuỷ đậu hay không? Mụn mọc trong miệng có phải bệnh tay chân miệng không? Tôi xin cảm ơn! (Lê Hà, Hà Nội).

Chào bạn, thuỷ đậu là một bệnh ngoài da do virus gây nên. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng đối tượng chủ yếu vẫn là trẻ dưới 10 tuổi.

Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi là đối tượng chủ yếu của bệnh thuỷ đậu

Trẻ nhỏ dưới 10 tuổi là đối tượng chủ yếu của bệnh thuỷ đậu

Để trả lời cho câu hỏi của bạn, trước hết hãy cùng chuyên gia điểm qua một số dấu hiệu đặc trưng của thuỷ đậu dưới đây.

Bệnh thuỷ đậu là gì?

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus varicella zoster gây ra. 95% trẻ đã được tiêm phòng vắc-xin thuỷ đậu sẽ miễn nhiễm với bệnh. Thuỷ đậu có các biểu hiện phổ biến như:

- Chán ăn, mệt mỏi.

- Sốt nhẹ khoảng 38,5 độ C.

- Xuất hiện các phát ban đỏ với đường kính vài milimet trên da.

- Sau 1-2 ngày, các nốt ban đỏ bắt đầu có những nốt phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 - 3 mm. Các mụn nước mọc toàn thân, gây ngứa và rát, rất khó chịu.

Ngoài ra, một số trẻ cũng có biểu hiện viêm họng, sốt cao, nổi hạch sau tai, nôn trớ…

>>> XEM THÊM: Bệnh thuỷ đậu lây như thế nào?

Phân biệt thuỷ đậu mọc trong miệng và tay chân miệng

Thông thường, mỗi bệnh nhi trung bình có khoảng 400-500 nốt thủy đậu trên người, phân bố khắp cơ thể. Tuy nhiên, bé nhà bạn có mụn thủy đậu mọc trong miệng chứng tỏ đã gặp phải biến chứng virus varicella zoster phát tán, số lượng mụn nước tăng nhiều hơn, mọc cả bên trong cơ thể như bộ phận sinh dục, miệng…

Thuỷ đậu mọc trong miệng khiến trẻ đau đớn, khó chịu

Thuỷ đậu mọc trong miệng khiến trẻ đau đớn, khó chịu

Về nghi ngờ của bạn, chuyên gia xin được giải đáp như sau. Theo mô tả, bé nhà bạn có các biểu hiện sốt, mụn nước mọc toàn thân, ngứa ngáy thì xác suất nhiễm bệnh thuỷ đậu có thể chính xác tới 100%. Còn mụn nước mọc trong miệng cũng chỉ là dấu hiệu ít gặp hơn chứ không phải triệu chứng tay chân miệng. Bởi nhìn chung, vết loét trong miệng của bệnh này thường xuất hiện trước phát ban trên da. Mụn nước tay chân miệng cũng thường tập trung ở kẽ tay, kẽ chân, bàn tay, bàn chân trẻ. Thêm nữa, mụn thuỷ đậu thường rất ngứa ngáy (phù hợp với biểu hiện của con bạn) còn mụn tay chân miệng thì không, trẻ chỉ cảm thấy châm chích, hơi đau và khó chịu một chút.

Thuỷ đậu hay tay chân miệng nếu không được phát hiện sớm và điều trị cũng như chăm sóc đúng cách đều có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tới tính mạng trẻ. Cụ thể, nếu trẻ bị tay chân miệng thì có thể gặp biến chứng về tim mạch, thần kinh rất nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm màng não. Thủy đậu thì có thể gây những biến chứng là bội nhiễm vi khuẩn khiến các nốt thủy đậu mưng mủ lâu khỏi, trẻ sẽ bị sốt cao kéo dài, viêm thận, viêm phế quản…

Bạn cũng có thể tham khảo thêm cách phân biệt thuỷ đậu với tay chân miệng qua phân tích của TS. Vũ Thị Khánh Vân trong video dưới đây:

Thuỷ đậu mọc trong miệng có nguy hiểm không?

Bạn thân mến, thủy đậu trong miệng về cơ bản không nguy hiểm nhưng sẽ gây khó khăn trong quá trình ăn uống của trẻ, do đó giai đoạn này, bạn nên lựa chọn bổ sung cho con những món ăn dễ nuốt, mềm như cháo, súp… nhưng tuyệt đối không cay, quá mặn hoặc nóng. Bạn cũng đừng quên vệ sinh răng miệng trẻ sạch sẽ để vi khuẩn không có cơ hội phát triển.

 Nên cho trẻ bị thủy đậu ăn đồ mềm, dễ nuốt như cháo, súp

Nên cho trẻ bị thủy đậu ăn đồ mềm, dễ nuốt như cháo, súp

Ngoài ra, việc chăm sóc trẻ bị thủy đậu đều phải tuân thủ một nguyên tắc: Giữ vệ sinh sạch sẽ. Rất nhiều người có quan niệm bị thủy đậu là phải mặc kín, không tắm rửa. Đây là suy nghĩ sai lầm, bởi nếu trẻ mặc những trang phục quá kín sẽ khiến cơ thể đổ mồ hôi làm nốt mụn thêm kích ứng và nhiễm trùng. Thêm nữa, nếu cả tuần không tắm rửa cho bé thì bạn biết đấy, vi khuẩn, virus sẽ có cơ hội phát triển và làm bệnh thêm trầm trọng.

>>> XEM THÊM: Cách chữa thuỷ đậu bằng rau mùi

Sử dụng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị, phòng ngừa thuỷ đậu và tay chân miệng hiệu quả

Với trường hợp như con bạn, ngoài chăm sóc con đúng cách, chuyên gia cũng khuyên nên sử dụng thêm bộ đôi sản phẩm nguồn gốc thảo dược gồm cốm Subạc và gel bôi ngoài da Subạc để hỗ trợ điều trị thuỷ đậu, phòng ngừa các bệnh ngoài da do virus khác, tiêu biểu như thủy đậu, tay chân miệng.

Đây là hai sản phẩm được các nhà khoa học nghiên cứu kĩ lưỡng, dựa trên dây chuyền sản xuất hiện đại, kết hợp các thảo dược quý để bào chế thành công thức toàn diện, an toàn, dạng cốm nên phù hợp với cả trẻ em và những trường hợp mụn nước mọc trong miệng đau đớn như con bạn.

Cốm Subạc là công thức kết hợp của nhiều loại thảo dược quý được mệnh danh là kháng sinh thực vật như: Cao lá Neem, Cao lá xoài, Cao bạch chỉ, Cao nhọ nồi, Cao tạo giác thích cùng các khoáng chất bao gồm: Kẽm gluconate, Kali Iodid, L-Lysine và Vitamin C, giúp kháng viêm, tăng sức đề kháng từ bên trong, giảm nhẹ các triệu chứng thuỷ đậu, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng do virus khác như tay chân miệng.

 Cốm Subạc giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị thuỷ đậu hiệu quả

Cốm Subạc giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị thuỷ đậu hiệu quả

Gel bôi ngoài da Subạc với thành phần chính là nano bạc cùng dịch chiết neem và chitosan… giúp sát khuẩn, làm sạch các nốt mụn, ngăn biến chứng nhiễm khuẩn nơi mụn nước, ngừa sẹo hiệu quả.

 Gel Subạc giúp làm sạch, tái tạo da, đẩy nhanh quá trình lành bệnh

Gel Subạc giúp làm sạch, tái tạo da, đẩy nhanh quá trình lành bệnh

Cảm nhận của người dùng

Bằng sự an toàn, hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh ngoài da do nhiễm virus, sản phẩm gel Subạc đã được nhiều khách hàng tin dùng suốt thời gian qua.

Tiêu biểu như trường hợp của chị Hoàng Thị Thảo Hương (26 tuổi, Hà Nội). Chị cho biết, bản thân mình cùng chồng đã nhiễm bệnh khi chăm sóc con nhỏ bị thủy đậu. Nhưng chỉ sau 3-4 ngày sử dụng, gel Subạc đã giúp hai vợ chồng khống chế được toàn bộ nốt phỏng, mụn nước không lên thêm. Để hiểu rõ hơn về quá trình điều trị thuỷ đậu của chị Hương, mời bạn theo dõi thêm TẠI ĐÂY.

Hay như trường hợp chị Trần Thị Thu Hồng (ở Quảng Ninh). Nhờ có Subạc mà chị đã vượt qua bệnh thuỷ đậu an toàn khi đang mang thai ở tháng thứ 6. Xem ngay chia sẻ của chị trong video dưới đây.

Đánh giá của chuyên gia

Subạc ra đời không chỉ được khách hàng tin dùng mà còn nhận được đánh giá rất cao của các chuyên gia.

Để hiểu rõ hơn về tác dụng và độ an toàn của cốm Subạc trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu, mời bạn lắng nghe phân tích của bác sĩ Trần Thị Thanh Nho trong video:

>>> XEM THÊM: Ý kiến của chuyên gia Nguyễn Thành về cách điều trị thuỷ đậu nhanh khỏi bằng Subạc.

Bạn hãy cho con kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Subạc và gel bôi ngoài Subạc mỗi ngày nhằm hỗ trợ điều trị thủy đậu và phòng ngừa các bệnh ngoài da khác hiệu quả nhé!

Để hiểu thêm về tình trạng thủy đậu mọc trong miệng và tư vấn về sản phẩm Subạc, mời bạn gọi tới tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: hoặc  liên hệ hotline (zalo/viber): -

Nguyễn Duyên

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!


* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Đánh giá:
Bình chọn: 0/5 - 0 lượt bình chọn

Các bài liên quan
QUẢNG CÁO