Những điều cần chú ý khi trẻ bị bệnh chân tay miệng

Đăng lúc: 06/10/2017 - 15:11

Chân tay miệng một bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Enterovirus gây ra, phổ biến nhất là do virus Coxsackie. Loại virus này có thể dễ dàng lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp trực tiếp khi chạm tay hoặc chạm vào vị trí nhiễm bệnh. Bên cạnh đó bệnh cũng sẽ lây nhiễm khi tiếp xúc với nước bọt, phân... trong khi chăm sóc người bệnh.

Biểu hiện bệnh chân tay miệng

Khi bị bệnh chân tay miệng người bệnh thường có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày liên tiếp. Sau đó chuyển sang giai đoạn xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường ở lợi, trong má và mặt bên  lưỡi. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ ra nhanh, các vết trợt loét rất đau rát khiến trẻ khó ăn uống. Chính vì những nguyên nhân này, các bậc phụ huynh nên chú ý chế độ dinh dưỡng, kiêng kỵ, chăm sóc bệnh khi trẻ bắt dầu có dấu hiệu khởi phát.

Biện pháp đơn giản phòng tránh bệnh chân tay miệng

Bác sỹ Huỳnh Lê Mai tại khoa Nhi Phòng Khám Daisy cho biết, việc phòng ngừa bệnh chân tay miệng rất đơn giản chỉ cần tuân theo nguyên tắc:

-Cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn trước khi ăn.

-Sau khi đi vệ sinh cần cho rửa tay thật sạch.

-Không cho trẻ ngậm đồ chơi, mút tay.

-Thường xuyên rửa sạch đồ chơi và phơi khô trước khi cho trẻ chơi.

-Khi có dấu mắc bệnh cha mẹ cần cho trẻ đi khám ngay.

-Khi đang nghi ngờ trẻ mắc bệnh, không nên cho trẻ tiếp xúc nơi đông người vì nguy cơ lây lan bệnh cho các bé khác.

Những chú ý trong sinh hoạt của trẻ trong thời gian bị bệnh

Chế độ ăn uống: khi trẻ bị bệnh cha mẹ cần chú ý cho trẻ ăn theo chế độ sau đây: thức ăn cho trẻ cần mềm lỏng, mát cho trẻ dễ ăn. Vì thức ăn cứng khiến trẻ đau rát miệng, thức ăn nóng khiến trẻ không nuốt được.

Nếu trẻ từ chối ăn không nên cố ép khiến trẻ hay nôn trớ. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Sau khi ăn súc miệng sạch sẽ, cho trẻ và để nghỉ ngơi trong 3-4 giờ mới cho ăn bữa khác. Cần bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ.

 

Tránh cho trẻ ăn những thức ăn cứng và nóng

Không kiêng nước trong thời gian trẻ bị bệnh: rất nhiều bậc phụ huynh mắc sai lầm trong việc chăm sóc trẻ là kiêng tắm trong thời gian trẻ mắc bệnh. Nếu trẻ không được vệ sinh hàng ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến những căn bệnh khác hoặc những biến chứng nguy hiểm. Nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ ở những nơi kín gió và sử dụng xà phòng sát khuẩn.

Không dùng chung đồ chơi, đồ ăn: khi trẻ bị bệnh chân tay miệng không cho trẻ ngậm đồ chơi hay núm vú cao su. Đồng thời, những thứ đồ chơi và chén, muỗng của bé phải rửa sạch mỗi ngày và không nên cho trẻ ăn chung, chơi chung với những trẻ khác, tránh bệnh lan rộng ra cộng đồng.

Xu hướng sử dụng sản phẩm nguồn gốc tự nhiên trong điều trị 

Bệnh chân tay miệng có khả năng lây nhiễm cao, do đó khi xuất hiện các triệu chứng bị bệnh cần điều trị ngay. Bên cạnh đó cha mẹ nên tham khảo các sản phẩm từ tự nhiên để điều trị cho con mình. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm là gel Subạc được chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên có cơ chế đa tác động lên virus làm giảm sự sinh sôi virus, kìm hãm sự phát triển của chúng. Sản phẩm được xem là giải pháp mới trong điều trị bệnh chân tay miệng hiện nay. Subạc có thành phần chính là nano bạc được nghiên cứu phối hợp với những thành phần khác giúp kháng khuẩn, giảm ngứa, chống viêm do bệnh tay chân miệng gây ra. Để đạt được hiệu quả cao trong điều trị cha mẹ nên bôi gel Subạc 3-4 lần/ ngày.

Để biết thêm về cách điều trị bệnh chân tay miệng hiệu quả và an toàn mời các bạn xem video sau đây:

 

Đê biết rõ hơn về tác dụng của sản phẩm mời các bạn xem video sau đây:

Nếu bạn muốn tư vấn kỹ hơn về bệnh chân tay miệng bạn có thể  liên hệ vào số điện thoại 0917197422  hoặc truy cập vào trang web https://benhvirus.com/ để tìm hiểu thông tin.

 

Thúy Lan

 

 

 


* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng



QUẢNG CÁO
Sitemap