Làm thế nào để điều trị bệnh chân tay miệng nhanh khỏi?
Trong thời điểm giao mùa, nhất là chuyển sang mùa hè trẻ sẽ rất dễ gặp phải bệnh sốt phát ban, tiêu chảy cấp và hiện nay thì bệnh chân tay miệng ở trẻ có xu hướng gia tăng. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời trẻ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não.
Bệnh chân tay miệng có nguy hiểm như thế nào?
Nỗi lo khi con mắc bệnh chân tay miệng
Hôm đó là thứ bảy. Mẹ nó đi chợ về, xách mấy con cua bể to đùng. Thường thì tôi vẫn đùa con là dũng sỹ diệt thịt cá. Ở con luôn có niềm vui háo hức với tất cả những món đạm. Mẹ chịu khó gỡ thịt cua, bố thì xếp chúng thành hình một cái nhà xinh xắn trên đĩa, thế mà con vẫn lắc đầu.
Hay con mệt? Mẹ sờ đầu con thì thấy hâp hấp nóng. Cặp nhiệt độ thì thấy 370C. Chắc là sốt virus đây mà, thôi cứ để cho con nghỉ chút, lát nữa hết mệt thì ăn. Tôi bế con lên giường thì phát hiện ra những vết lấm tấm nhỏ ở bàn chân, lan từ lòng bàn chân lên đến gót. Lạ quá, lúc trưa vẫn chưa thấy các nốt phát ban này. Tôi căng da chân xem các vết đỏ có mất đi không (nếu chúng biến mất tức là muỗi đốt). Vẫn thế. Nhìn đến tay thì chỉ thấy một hai cái mụn nước nhỏ xuất hiện ở trong lòng bàn tay. Bảo con há miệng ra, thì ôi thôi, các vết loét đỏ đã nổi đầy trong vòm miệng, phía dưới và trên lưỡi.
Đoán rằng con bị chân tay miệng, Tôi vội vàng đưa con đi khám. Phòng khám đông nghịt. Tôi tìm hiểu thì biết bệnh chân tay miệng không có thuốc đặc trị, chỉ điều trị hỗ trợ. Bệnh có thể tự khỏi, nhưng cũng có thể biến chứng nguy hiểm gây viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, nếu không cấp cứu kịp có thể dẫn đến tử vong. Tôi ra sức trấn an mẹ nó là con vẫn tỉnh táo, vẫn chơi, chắc không có gì đáng ngại.
Nhưng đến khi bác sĩ khám cho con xong và khẳng định đúng là con bị chân tay miệng và phải làm xét nghiệm để xem có virus EV71 không thì tôi cũng lo. 10 phút chờ kết quả xét nghiệm đối với tôi sao mà dài. Con bắt đầu sốt cao hơn, nằm lả đi trong tay tôi. Một cái giật nhẹ ở đầu ngón tay con cũng khiến tôi nghĩ đến yếu tố co giật. Nhưng đó mới chỉ là ngày đầu tiên con bị bệnh.
Triệu chứng bệnh chân tay miệng ở trẻ
Đúng ra, có thể con đã ủ bệnh từ hôm thứ sáu, ở lớp mẫu giáo. Tôi có tìm hiểu thì bệnh này lây từ người sang người, chủ yếu qua đường tiêu hóa. Nguồn lây chính là từ nước bọt, phân, phỏng nước của trẻ bị nhiễm bệnh. Theo bác sĩ ở bệnh viện Nhi Trung ương, người trực tiếp khám cho con, thì những biểu hiện bệnh ở con (nổi ban phỏng nước ở lòng bàn tay, chân, loét miệng, sốt nhẹ) là rất điển hình. Ở một số trường hợp khác, bệnh không rõ rệt như vậy, có thể dẫn đến chẩn đoán sai sang dị ứng da, viêm da mủ, thủy đậu. Trong điều trị bệnh này, phát hiện đúng và theo dõi là vô cùng quan trọng.
Sử dụng gel SuBạc trong điều trị bệnh chân tay miệng
Bác sỹ cho con về nhà theo dõi, nhưng hẹn hàng ngày phải vào khám lại. Tôi chuẩn bị đầy đủ thuốc hạ sốt, thuốc bôi miệng, bôi da. Mẹ nó lên cho con một thực đơn chủ yếu là toàn đồ lỏng mềm, mát như sữa, sữa chua, phô mai, nước cam, cháo xay nhuyễn, cả thìa nhựa (thay cho thìa sắt) để bón vì biết con sẽ đau miệng, rất khó nuốt. Khi đang chăm con thì tôi nghe được trên đài FM có quảng cáo gel SuBạc sử dụng rất tốt. Tôi liền chạy ra nhà thuốc để mua về điều trị cho con, sau ngày đầu tiên dùng thuốc tôi thấy các nốt mụn nước trên người con bắt đầu se dần lại và con không còn quấy khóc như trước. Đến ngày thứ 2 con bắt đầu nói nhiều hơn, và các biểu hiện sốt cũng như các mụn nước trong miệng biến mất. Sau ba ngày thì con ăn uống được bình thường, chơi ngoan. Tôi thực sự vui mừng, nếu biết SuBạc sớm hơn chắc con không phải chịu đau nhiều như thế.
Để biết rõ hơn về cách điều trị bệnh chân tay miệng mời các bạn xem video sau đây:
BSCKI Nguyễn Hồng Hải tư vấn về cách điều trị tay chân miệng nhanh chóng
Thanh Huyền
* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng