Cách xử lý cũng như phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ
Đăng lúc: 01/09/2016 - 15:20Hiện tại bệnh thủy đậu vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh này phần lớn là điều trị các triệu chứng như: hạ sốt, chống ngứa, chống nhiễm trùng các nốt bọng nước. Vậy phải làm thế nào khi con trẻ mắc bệnh, chúng ta cùng tìm hiểu.
Cách xử trí khi trẻ bị bệnh thủy đậu
Cách ly trẻ và không dùng chung đồ cá nhân
Nếu trẻ bị mắc thủy đậu cần cách ly ở phòng riêng biệt, hạn chế tiếp xúc khi không cần thiết. Tất cả những đồ dùng của trẻ như bát đũa, bàn chải đánh răng hay khăn mặt đều phải được dùng riêng.
Vệ sinh chăm sóc trẻ
Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Cắt móng tay để trẻ tránh cào gãi làm vỡ mụn nước.
Quan điểm không lau rửa người, kiêng nước, kiêng gió là một sai lầm. Cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách: dùng khăn mềm, thấm nước ấm, lau sạch người cho trẻ hàng ngày, nên lau nhẹ nhàng tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ. Nên mặc cho trẻ những bộ đồ với chất liệu cotton mềm, dễ chịu.
Đối với khẩu phần ăn hàng ngày cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, các thức ăn mềm dễ tiêu hóa như cháo, súp. Bên cạnh đó tăng cường uống nhiều nước, đặc biệt nước ép hoa quả có nhiều vitamin như cam, dưa hấu…
Đưa trẻ đi khám bác sĩ
Khi có dấu hiệu mắc bệnh thủy đậu, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để có hướng điều trị phù hợp. Thông thường các bác sĩ sẽ dùng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao trên 39 độ, kháng sinh để chống bội nhiễm và thuốc bôi ngoài da. Việc dùng thuốc gì còn tùy thuộc vào cơ địa của từng trẻ và phải theo chỉ định của bác sĩ.
Trong quá trình điều trị và chăm sóc trẻ cần phải theo dõi kỹ xem tình trạng của trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường như sốt cao không hạ nhiệt, co giật hay quấy khóc cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để điều trị kịp thời tránh biến chứng có thể xảy ra.
Cần đi khám bác sĩ khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh
Cách phòng bệnh thủy đậu ở trẻ
Vắc xin phòng bệnh thủy đậu có tính an toàn và hiệu quả lâu dài, giúp cơ thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng cho các đối tượng sau:
- Tất cả các trẻ từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.
- Trẻ em từ 13-19 tháng tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào được tiêm 1 lần.
- Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau 4-8 tuần.
Hiệu quả bảo vệ của vắc xin có tác dụng lâu bền.
Nếu đã được tiêm phòng thủy đậu thì có khả năng phòng bệnh khoảng 80-90%. Tuy nhiên có khoảng 10% còn lại có thể bị thủy đậu sau tiêm, nhưng các trường hợp này thường bị nhẹ và thường không biến chứng.
Xu hướng sử dụng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên
Thủy đậu là một bệnh dễ lây lan và có thể bùng phát thành dịch lớn. Hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm Subạc được các nhà nghiên cứu bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da rất tiện dụng. Có thể bôi vào các vùng trên cơ thể như trong miệng mà không gây tác dụng phụ. Sử dụng được cho mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp làm se các mụn nước, chống viêm, giảm ngứa và ngăn ngừa hình thành sẹo. Được dùng trong các trường hợp bị bệnh ngoài da do virus trong đó có bệnh thủy đậu.
Để biết rõ về tác dụng của sản phẩm Subạc, các bạn tham khảo đoạn video của tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Anh phân tích về tác dụng nano bạc trong điều trị các bệnh ngoài da do virus trong đó có bệnh thủy đậu.
Tác dụng của SuBạc trong điều trị bệnh thủy đậu
Kim Vân
* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng