Trẻ mắc bệnh tay chân miệng nên chú ý ăn uống như nào?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, bệnh thường gặp ở trẻ em (trên 90%). Bệnh có thể bị rải rác hoặc bùng phát thành dịch lớn vào mùa hè ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém.

 Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng thì ăn uống thế nào?

 - Vì các vết loét trong miệng khiến trẻ đau, người mệt mỏi, quấy khóc nên trẻ rất biếng ăn hoặc bỏ ăn vì thế các thức ăn cho trẻ cần phải nấu nhuyễn, mềm và đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt không nóng để cho trẻ có cảm giác ngon miệng khi ăn và quên đi sự đau đớn.

 - Các bậc cha mẹ có thể cho trẻ ăn sữa bột, sữa chua, bột dinh dưỡng, cháo nấu thật nhuyễn, súp hầm kỹ kết hợp với nước hoa quả tươi.

 - Với trẻ đang còn bú sữa mẹ cần cho tre bú như bình thường và có thể tăng số lần lên vì mỗi lần trẻ bú không được nhiều như lúc khỏe mạnh. Nên cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày. Mỗi lần một ít một để đủ năng lượng cho trẻ mà không làm đau trẻ do các dụng cụ như thìa, bình, cốc hay ống hút sữa. Như vậy đụng chạm vào các vết loét sẽ khiến trẻ đau và sợ không dám ăn. Không nên cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng.

 - Khi trẻ dần dần hồi phục, các vết loét khô lại không gây đau đớn thì nên động viên trẻ ăn uống như bình thường, không kiêng khem để đảm bảo được đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển khỏe mạnh.

 

 

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng nên ăn thức ăn nhuyễn

 Lời khuyên với người chăm sóc trẻ trong phòng chống bệnh tay chân miệng

 Khi trẻ bị bệnh, cần vệ sinh cá nhân cho trẻ bằng cách rửa tay với xà phòng sát khuẩn dưới vòi nước sạch, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi bế ẵm trẻ và sau khi cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh cũng như thay tã, làm vệ sinh cho trẻ.

 Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng, các loại tã lót, quần áo, khăn mặt phải giặt sạch bằng xà phòng bằng nước sôi hoặc dung dịch cloraminB và không giặt chung với các quần áo của trẻ chưa bị bệnh.

 Các hộ gia đình hay nhà trẻ cần thường xuyên lau sạch các bề mặt và vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, cầu thang, mặt ghế, mặt bàn, sàn nhà bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.

 Tuyệt đối không mớn cơm, thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc hay mút tay, ngậm đồ chơi. Không cho trẻ dùng chung khăn mặt, các vật dụng ăn uống như cốc, thìa, đồ chơi chưa được khử khuẩn.

 Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên trong điều trị bệnh

Bệnh chân tay miệng là một bệnh rất dễ lây nhiễm và có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu điều trị không đúng cách. Trên thị trường hiện nay, hầu như chưa có sản phẩm nào mang lại hiệu quả và độ an toàn cao đối với các bệnh ngoài da do nhiễm virus trong đó có bệnh chân tay miệng. Do đó, sự ra đời của gel SuBạc đã đáp ứng mong mỏi của đa số trường hợp có con nhỏ hoặc bản thân mắc bệnh ngoài da do virus gây ra kể cả trong  niêm mạc miệng. Ưu điểm vượt trội của gel SuBạc: tác động toàn diện tới cả nguyên nhân, triệu chứng của bệnh, độ an toàn cao, hiệu quả điều trị bền vững, nhất là đối với trẻ nhỏ. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên thoa gel Subạc ngày 3-4 lần vào vùng da bị tổn thương sau khi lau sạch bằng khăn mềm cùng nước ấm. Sản phẩm có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và ngăn ngừa sẹo rất tốt khi trẻ mắc bệnh chân tay miệng.

Để biết rõ hơn tác dụng của sản phẩm các bạn xem video sau đây: 

Tác dụng của Subạc trong điều trị tay chân miệng

Linh Chi


* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

QUẢNG CÁO
Sitemap