Trẻ bị thủy đậu dùng thuốc và kiêng gì giúp mau khỏi

Thủy đậu ở trẻ bệnh nhẹ hay nặng phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ. Bệnh sẽ nhẹ hơn nếu cha mẹ có đầy đủ kiến thức về chăm sóc, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bài viết dưới đây cung cấp kiến thức về bệnh thủy đậu, mời bạn đọc tham khảo.

Dấu hiệu, biến chứng, cách chăm sóc trẻ bị bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu theo cách gọi của dân gian là bênh trái dạ. Biểu hiện chính của bệnh là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau khi siêu vi xâm nhập cơ thể, sau khoảng 10-20 ngày người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau đầu, chán ăn… trên da có thể xuất hiện những hồng ban và sau 1-2 ngày mới xuất hiện nốt đậu.

Biến chứng thường gặp nhất là bị nhiễm trùng tại các nốt đậu. Nếu không điều trị kịp thời, tổn thương sẽ ăn sâu, lan rộng nên dù được chữa khỏi vẫn để lại sẹo gây mất thẩm mỹ, nặng hơn còn dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm não…

triệu chứng bệnh thủy đậu

Kiêng cữ với bệnh thủy đậu

Đối với người bị bệnh thủy đậu cần:

– Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh cho đến khi các nốt phỏng khô vảy hoàn toàn.

- Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, cốc, bát, đũa…

- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.

- Thay quần áo và lau người hàng ngày bằng nước ấm.

- Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng.

- Cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay sạch, tránh gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.

- Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.

- Trường hợp sốt cao dùng các thuốc hạ sốt, dùng kháng sinh khi thủy đậu bị nhiễm trùng có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh…

- Nếu bệnh nhân có biểu hiện lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt thủy đậu nên đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

Trẻ bị bệnh thủy đậu kiêng những gì?

Trong quá trình điều trị nếu không kiêng khem đầy đủ sẽ khiến bệnh nặng hơn, thậm chí có thể gây tổn thương thần kinh ung ương, ung thư da… Vậy bệnh thủy đậu kiêng những gì?

- Kiêng chỗ đông người: Đây là một trong các bệnh lý lây qua đường không khí từ người này sang người khác. Ngay khi da xuất hiện các vết đỏ hồng, virus đã có thể lây sang những người xung quanh. Vì vậy, trong thời gian mắc bệnh (khoảng từ 1-2 tuần), tốt nhất không nên đến những chỗ đông người.

- Dùng riêng đồ cá nhân: Theo các chuyên gia cho biết do bệnh dễ lây nên trong quá trình mắc bệnh, người bệnh nên sử dụng đồ dùng cá nhân riêng, đặc biệt là khăn mặt, bát đũa…

- Kiêng gãi, làm vỡ nốt thủy đậu: Nguời bệnh tuyệt đối không được gãi hay làm vỡ các nốt đậu. Những nốt đậu khi bị vỡ không chỉ để lại sẹo mà còn lan nhanh sang những vùng da khác.

- Kiêng ăn thực phẩm tanh: Khi bị thủy đậu, tuyệt đối không nên ăn các loại thực phẩm tanh như hải sản, thịt vịt và thịt bò. Thay vào đó nên ăn các loại thức ăn lỏng nhưng vẫn đảm bảo đủ calo và chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.

- Giữ vệ sinh thân thể: Nên kiêng nước và gió. Vì vậy, khi bị bệnh, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm và khăn mềm để lau người cho sạch. Lưu ý khi lau rửa phải nhẹ nhàng, tránh làm vỡ các nốt đậu sẽ dễ nhiễm trùng.

Gel Subạc giúp khỏi nhanh bệnh thủy đậu, không để lại sẹo

Với bệnh thủy đậu ngoài điều trị các triệu chứng như hạ sốt, chống ngứa… Ngoài ra, người bệnh cần làm sạch da, sát khuẩn, ngăn ngừa viêm, tránh để lại sẹo. Hiện nay có sản phẩm gel Subạc. Với các thành phần như:

- Nano Bạc: Có tác dụng phá hủy màng tế bào vi khuẩn, vô hiệu hóa enzym ức chế quá trình hô hấp của vi khuẩn, virus.
- Chitosan: Tạo màng mỏng trên bề mặt da, cung cấp nước và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trên da.
- Neem: Chống virus, tác động qua lại với bề mặt của tế bào để ức chế sự sinh sôi của virus, tác dụng chống viêm mạnh, ngăn ngừa sẹo. SuBạc hiệu quả trong việc sát khuẩn da, tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo rất thích hợp trong việc hạn chế sự phát triển của bệnh ngoài da do virus hoặc vi khuẩn. Tuy nhiên tùy vào tình trạng bệnh mà sản phẩm sẽ có tác dụng khác nhau.

Để hiểu rõ hơn về tác dụng của sản phẩm mời các bạn xem đoạn video sau:

Video: Nano bạc – Giải pháp an toàn, hiệu quả cho bệnh thủy đậu

Giai đoạn vừa mới lành bệnh, cần phải chống nắng và tránh gãi gây trầy xước. Bổ sung các vitamin qua chế độ ăn hoặc thuốc uống. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và nghỉ ngơi.

Mai Ngọc

 


* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

  • avatar
    Hoàng văn Giáo Gửi lúc 12:28 - 07/06/17
    A trai tôi bị thuỷ đậu nó lay vùng sa khác rất nhiều, Tôi có mua thuốc agiclovir bôi nhưng chưa thấy đỡ,giờ tôi phải làm thế nào?
    avatar
    Chuyên Gia Tư Vấn
    Chào bạn, bạn chuyển sang ùng gel SuBạc nhé, thuốc có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và ngăn ngừa sẹo hiệu quả
QUẢNG CÁO