Biến chứng bệnh sởi và cách chăm sóc trẻ như thế nào?

Sau thời gian bộ y tế khống chế được dịch sởi khá thành công, thì gần đây bệnh sởi đã có dấu hiệu gia tăng trở lại, bệnh thường xuất hiện trở lại vào mùa đông xuân. Điều đáng lo ngại là gần đây bệnh sởi diễn biến càng ngày càng phức tạp có nhiều trường hợp bệnh sởi biến chứng nặng phải điều trị dài ngày ảnh hưởng rất lớn đến tiền bạc và thể chất của trẻ.

 Bệnh sởi biến chứng nguy hiểm như thế nào?

- Viêm phế quản: thường xuất hiện vào cuối thời kỳ mọc ban với các triệu chứng gặp phải như sốt, ho nhiều, bạch cầu tăng, trên phim Xquang nhìn rõ hình ảnh phế quản bị viêm.

- Viêm thanh quản: biến chứng viêm thanh quản có thể gặp ở các giai đoạn của bệnh sởi. Biến chứng giai đoạn sớm là do virus sởi thường xuất hiện giai đoạn khởi phát, giai đoạn đầu mọc ban, biến chứng viêm có thể mất theo nốt ban, bệnh nhân có cơn khó thở do co thắt thanh quản. Biến chứng ở giai đoạn muộn là do bội nhiễm xuất hiện sau khi mọc ban, thường gặp các triệu chứng như sốt cao, khàn tiếng, khó thở, người tím tái.

 - Viêm màng não: là biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong và để lại di chứng cao xuất hiện ở tuần đầu tiên. Các triệu chứng bệnh sởi khởi phát đột ngột, cơ thể sốt cao kèm theo co giật, rối loạn ý thức như hôn mê hoặc liệt nửa người, có thể liệt dây thần kinh. Đây là biến chứng ít gặp nhưng rất khó tiên lượng. Virus sởi có thể tiềm tàng trong cơ thể khoảng vài tháng đến 1 năm. Bệnh nhân có thể tử vong trong tình trạng tăng trương lực cơ, gây tổn thương não.

- Biến chứng viêm loét giác mạc: biến chứng này thường gặp ở trẻ bị suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A và có thể gây mù lòa vĩnh viễn.

Biễn chứng bệnh sởi ở trẻ

Bệnh sởi biến chứng nguy hiểm

Cách chăm sóc trẻ khi mắc sởi

Tăng cường chế độ dinh dưỡng đầy đủ để phòng suy dinh dưỡng khi trẻ mắc bệnh. Uống nhiều nước hoa quả tươi, không nên ăn kiêng khem quá mức trẻ dễ bị thiếu chất. Nên ăn các thức ăn mềm và lỏng dễ tiêu hóa. Vệ sinh răng miệng và vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ tránh nhiễm trùng. Trẻ mắc sởi hoặc nghi ngờ mắc sởi cần phải cách ly tránh lây nhiễm ra cộng đồng. Cha mẹ cần chú ý đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ có sốt cao và kèm theo ho.

Song song với việc chăm sóc trẻ, các bậc cha mẹ có thể sử dụng cho con mình một số loại kem bôi ngoài da nguồn gốc thiên nhiên để sớm cải thiện tình trạng bệnh mà rất an toàn với làn da nhảy cảm của trẻ. Trong đó, sản phẩm đang được nhiều người lựa chọn và nhận được những phản hồi tích cực hiện nay là gel làm sạch da Subạc. Với thành phần chính là nano bạc kết hợp với chitosan và dịch chiết sầu đâu giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa do bệnh sởi gây ra. Đặc biệt giúp các ban sởi nhanh bay mà không để lại sẹo trên da. Để đạt được hiệu quả cha mẹ nên bôi gel SuBạc 3-4 lần/ ngày sẽ giúp bệnh sởi ở trẻ nhanh khỏi hơn.

Để hiểu rõ thêm về tác dụng của sản phẩm các bạn xem video sau đây:

Phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Anh về tác dụng của nano bạc

 

          Kiều Anh

 


* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

QUẢNG CÁO